Những rủi ro về việc làm khi học tài chính ngân hàng

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành Tài chính ngân hàng cần nắm bắt được những rủi ro sau khi học xong và cơ hội việc làm.

Giám đốc Quản trị Nhân lực của Ngân hàng ACB khuyên học sinh muốn thi vào ngành Tài chính Ngân hàng nên coi vất vả và rủi ro là cơ hội và không ngừng nâng cao giá trị bản thân.

– Em muốn tìm hiểu nhu cầu nguồn nhân lực ngành Tài chính Ngân hàng, nó sẽ thay đổi ra sao trong 4 năm tới? Nhiều người cho rằng làm ngân hàng hiện nay vất vả và nhiều rủi ro song mức lương không còn hấp dẫn, thực tế như thế nào?

Những rủi ro về việc làm khi học tài chính ngân hàng

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy mô nhân lực ngành ngân hàng tăng lên, từ 67.558 người trong năm 2000 lên 180.000 người trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng quy mô trung bình hàng năm là 20%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thay thế nhân viên trong một năm của các ngân hàng là 10%. Đó là những người lên chức, để lại ghế trống, chuyển nghề hoặc những người không đủ năng lực nên bị đào thải.

Ông Nguyễn Khắc Nguyện, Giám đốc Quản trị Nhân lực của Ngân hàng ACB, tư vấn khi tuyển đầu vào, bằng cấp chỉ là căn cứ để tránh tuyển sai người. Năng lực mới là yếu tố quyết định. Thí sinh không nên thi ngành dễ tìm việc mà hãy tìm ngành có việc làm tốt, đi được lâu dài và có thể phát triển.

Ông Nguyện khẳng định không nghề nào không vất vả. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao người chịu đeo bám công việc đến cùng, dù nhiều khó khăn.”Đừng nên nhìn vất vả là tiêu cực mà hãy nghĩ ngành Tài chính Ngân hàng có nhiều việc hay và nhiều người đang vất vả vì nó”, ông Nguyện nói.

Ngành tài chính ngân hàng

Người đàn ông này khẳng định ngành học có rủi ro rất cao. Tuy nhiên, đó chính là nghệ thuật của Tài chính Ngân hàng. Nếu không có rủi ro, ngành sẽ không tồn tại.

“Nếu nhìn rủi ro như một phần thưởng tiềm năng cho khoản thu nhập mà ngân hàng có thể mang lại, các bạn sẽ thấy đó là tiềm năng chứ không phải nỗi sợ hãi”, vị giám đốc chia sẻ.

Đề cập chuyện lương ngành ngân hàng không còn cao và hấp dẫn, ông Nguyện cho biết mức lương cao hay thấp tùy thuộc giá trị của người lao động, cũng như những giá trị mà cá nhân đó mang lại kinh tế cho tổ chức.

Nếu cảm thấy đồng lương mình nhận được không tương xứng giá trị bản thân, bạn hãy đến gặp lãnh đạo và chứng minh điều đó một cách logic và rõ ràng. Khả năng tăng lương sẽ rất cao.

“Lương cao hay không phụ thuộc vào chính chúng ta. Các ngân hàng đang cạnh tranh rất náo nhiệt. Do đó, không bên nào muốn mất một nhân viên tốt”, anh chia sẻ.

Facebook Comments
5 (100%) 1 vote