Sau khi tốt nghiệp các Trường Đại học, Cao đẳng ngành kinh tế. Các bạn có vô vàn công việc để lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được các công việc sau khi ra trường.
– Quản trị kinh doanh: Nhóm ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Du lịch…. Dù tốt nghiệp kinh tế quốc tế, thương mại, hay marketing… khi tốt nghiệp đều ghi ngành Quản trị kinh doanh, trong bảng điểm mới ghi chuyên ngành. Đây là một ngành đào tạo cho các nhà quản trị trong tương lai, bạn sẽ là lãnh đạo vì thế đòi hỏi kiến thức rất rộng. Bạn sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định để phát triển một cách đúng đắn. Nếu yêu thích ngành QTKD và nếu có năng lực có thể chọn các trường có điểm chuẩn cao, nếu sức học vừa phải thì vào các trường có điểm chuẩn thấp hơn để cơ hội trúng tuyển nhiều hơn.

– Nhóm ngành tài chính: Học ngành này các bạn sẽ có các kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm. Bạn phải tính toán được khả năng sinh lời của dự án để đưa ra những quyết định đầu tư trong công việc. Phải phân tích và nhạn định được khả năng phân tích thị trường.
Không giống như các sinh viên ngành Cao đẳng Dược, Báo chí, Giáo dục …Sau khi ra trường, bạn có thể đảm nhận các công việc liên quan đến các lĩnh vực quản trị tài chính – kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, vv), các công ty kinh doanh trong nước và các công ty đa quốc gia.
– Ngân hàng: Ngành ngân hàng là ngành luôn thu hút rất đông thí sinh. Ngành này cần kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, vi tính, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp phải rất cao. Tốt nghiệp ngành này có thể làm ở các ngân hàng nhà nước, tư nhân hay liên doanh.
– Trong ngân hàng thì có rất nhiều bộ phận. Nhưng tiêu biểu là bộ phận giao dịch viên và tín dụng. Kỹ năng giao tiếp được ưu tiên hàng đầu vì giao dịch viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Đối với vị trí này các bạn sẽ được đào tạo lại khi vào làm việc nên ngoài sinh viên ngân hàng thì các ngành học khác như tài chính, kinh tế, marketing, quản trị kinh doanh… đều có thể làm được

– Tín dụng cũng tương tư giao dịch viên, công việc này các bạn thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp là cần thiết. Bạn phải có kiến thức về tài chính, công nghệ ngân hàng khi lựa chọn công việc này.
– Nhóm ngành kinh tế biển. Đại học Hàng hải tuyển sinh theo ba nhóm ngành: nhóm ngành hàng hải; nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ; và nhóm ngành kinh tế – quản trị kinh doanh. Nhóm ngành kinh tế – quản trị kinh doanh vận tải biển có các chuyên ngành như: Kinh tế vận tải biển và Kinh doanh vận tải biển quốc tế (đào tạo theo chương trình tiên tiến dạy bằng tiếng Anh). Riêng ngành Kinh tế tài nguyên môi trường là chuyên ngành nóng hiện nay. Vấn đề quản lý tài nguyên môi trường đang được xã hội rất quan tâm. Cơ hội việc làm khá lớn. Có thể làm ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau.
Kế toán: Ngành này sau khi ra trường bạn sẽ phải làm việc tại bộ phận kế toán. Công việc phải tiếp xúc với nhiều sổ sách cũng như số liệu và báo cáo. Đòi hỏi tính kiên nhẫn và cẩn thận.
Ngành kinh tế có nhiều công việc đem lại thu nhập tốt, nhưng tính chất công việc khác nhau. Thiếu kinh nghiệm chuyên môn, yếu ngoại ngữ và kỹ năng mềm, không nắm được kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế – xã hội … là những trở ngại khiến không ít sinh viên khó kiếm việc khi ra trường. Trên đây là một số đặc điểm của các ngành khối kinh tế. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn có thể chọn được hướng đi phù hợp cho mình.