Thẻ tín dụng hiện nay đang dần thay thế tiền mặt bởi tính năng thanh toán vô cùng tiện lợi, thông minh và an toàn. Việc mở thẻ tín dụng thông thường đều dành cho người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Nếu là sinh viên liệu có mở được thẻ tín dụng? Chúng ta cùng tìm hiểu về thẻ tín dụng dành cho sinh viên – giải quyết mọi nỗi lo tài chính qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Sinh viên có mở thẻ tín dụng được không?

Xem thêm: thẻ tín dụng home Credit là gì
Theo nguyên tắc chung, sinh viên hoàn toàn không có đủ điều kiện để mở thẻ tín dụng online cho bản thân. Lý do là vì sinh viên chưa có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định và không có tài sản đảm bảo. Hơn nữa, bên cạnh các khoản chi tiêu thường xuyên như: tiền điện, tiền nhà, tiền ăn,…, sinh viên còn phải chi trả các khoản học phí định kỳ và chi phí khác lên tới chục triệu đồng.
Tuy nhiên, cũng chính vì nhu cầu chi tiêu ngày một cao đó, nhiều ngân hàng hiện nay đã có những cân nhắc riêng về điều kiện mở thẻ tín dụng cho sinh viên. Do đó, sinh viên vẫn có thể đáp ứng và sở hữu cho mình một chiếc thẻ tín dụng để giảm áp lực tài chính cho bản thân.
Điều kiện mở thẻ tín dụng cho sinh viên
Khác với thẻ tín dụng dành cho người đi làm, điều kiện mở thẻ tín dụng online cho sinh viên có những yêu cầu cụ thể sau:
- Sinh viên năm 3 trở lên tại các trường Đại học nằm trong danh sách được mở thẻ tín dụng theo chính sách của ngân hàng đó.
- Có chứng minh thu nhập hoặc lương chuyển khoản hàng tháng từ 4.500.000 VNĐ trở lên. Hoặc sở hữu ít nhất 1 chiếc xe máy chính chủ, sổ tiết kiệm,…
- Điểm học tập từ 7.0 trở lên.
Ngoài ra, mỗi ngân hàng sẽ có thêm những yêu cầu riêng. Sinh viên nên truy cập vào website của ngân hàng hoặc gọi điện trực tiếp đến ngân hàng để tham khảo.
Thủ tục, hồ sơ mở thẻ tín dụng cho sinh viên
– Đối với thẻ tín dụng phụ (thông thường dành cho các thành viên trong gia đình của chủ thẻ tín dụng chính): thủ tục đơn giản, không cần chứng minh thu nhập. Bạn chỉ cần đáp ứng độ tuổi nhất định theo quy định của ngân hàng.
– Đối với sinh viên tự đăng ký làm thẻ tín dụng online:
- CMND, CCCD hoặc hộ chiếu bản photo (mang kèm theo gốc để chứng minh).
- Bản photo sổ hộ khẩu.
- Bảng lương sao kê hoặc hợp đồng lao động theo điều kiện đã nêu trên.
- Bảng điểm có xác nhận từ trường đại học đang theo học.
- Giấy đăng ký xe máy chính chủ của sinh viên.
- Giấy đề nghị phát hành thẻ (được nhân viên ngân hàng cấp khi làm thẻ).
Lưu ý khi mở và sử dụng thẻ tín dụng cho sinh viên

Đọc thêm về: thẻ tín dụng phi vật lý
Lựa chọn ngân hàng phát hành thẻ tín dụng phù hợp
Đây là yếu tố quan trọng nhất mà các bạn cần quan tâm. Các ngân hàng có những chính sách ưu đãi về lãi suất, chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của bạn sẽ là lựa chọn tốt nhất. Khi đó, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ mang lại tối đa lợi ích như: giảm giá khi mua vé xem phim, tặng voucher mua sắm, tích điểm đổi quà,…
Có kế hoạch chi tiêu hợp lý
Bản chất của thẻ tín dụng chính là hình thức “vay vốn”. Bạn sẽ có thể chi tiêu trước và trả tiền sau. Nếu không có kế hoạch chi tiêu, tính toán cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị lạm dụng và chi tiêu mất kiểm soát. Khi đó, rất nhiều hệ lụy đi kèm như: không có khả năng chi trả, lãi đẻ thêm lãi và gánh nặng tài chính sẽ càng nặng nề.
Thanh toán đúng hạn
Việc trả nợ đúng hạn rất quan trọng để bạn giảm bớt được nhiều những khoản phí, tiền lãi không đáng có. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn không bị cho vào danh sách nợ xấu, sẽ gây khó khăn cho việc vay vốn, mở thẻ tín dụng sau này.
Không mở nhiều thẻ tín dụng
Các bạn có thể phát hành 2 hay nhiều thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các bạn sinh viên không nên mở quá nhiều thẻ bởi có thể bạn sẽ không kiểm soát được chi tiêu của bản thân và dễ mất khả năng chi trả.
Đóng thẻ tín dụng khi không hiệu quả
Sau một thời gian sử dụng nếu thấy việc sử dụng thẻ không thật cần thiết và hiệu quả không như ý. Các bạn sinh viên nên đóng thẻ tín dụng để giảm thiểu các chi phí phát sinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thẻ tín dụng dành cho sinh viên – giải quyết mọi nỗi lo tài chính. Việc ở hữu một chiếc thẻ giúp các bạn sinh viên thuận tiện hơn khi thanh toán cũng như sử dụng trong tình huống khẩn cấp là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá mức thẻ tín dụng để tránh gặp trường hợp mất kiểm soát chi tiêu dẫn đến không thanh toán được dư nợ cho ngân hàng nhé!